Tìm hiểu vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất
Khái niệm rừng là gì
Rừng giải thích theo nghĩa tiếng Việt dễ hiểu thì đó là một khu vực, một vùng rộng lớn có nhiều các loại cây, động thực vật sinh sống. Vậy rừng có vai trò và tầm ảnh hưởng như thế nào đến đời sống sản xuất của con người ? Mời bạn đọc tìm hiểu chi tiết trong phần nội dung dưới đây.
Vai trò của rừng đối với đời sống và sản xuất của con người
“Rừng vàng biển bạc”. Đây đã không còn là câu nói xa lạ đối với người dân Việt Nam. Bởi đây là hai nguồn tài nguyên vô cùng quý hiếm và mang lại giá trị cho cuộc sống con người. Hôm nay, chúng ta cùng tìm hiểu về vài trò của Rừng nhé!
Trước tiên, trước khi điểm qua những vai trò mà rừng đã đem lại cho cuộc sống và nhân loại thì hãy tìm hiểu qua định nghĩa về rừng để chúng ta có thể hiểu sâu hơn. Rừng là 1 hệ sinh thái mà quần xã cây rừng giữ vai trò chủ đạo trong mối quan hệ tương tác giữa sinh vật và môi trường.
Quần xã phải có diện tích đủ lớn, các thành phần trong quần xã phải có mối quan hệ mật thiết để đảm bảo khác biệt giữa hoàn cảnh rừng và hoàn cảnh khác. Một số rừng tiêu biểu như: rừng thông, rừng bạch đàn, rừng ôn đới, rừng cọ,…
Rừng – Nguồn cung cấp củi, gỗ
Những chiếc ghế, chiếc bàn, tủ, hay những đồ thủ công mỹ nghệ được làm từ gỗ chính là nhờ nguồn cung cấp từ Rừng, Rừng cung cấp không biết bao nhiêu loại gỗ quý hiếm như: Gỗ Bocote, Gỗ Cẩm lai, gỗ Sưa, Gỗ Mun, Trầm Hương và rất nhiều loại gỗ quý hiếm khác mang lại giá trị vật chất rất cao.
Cũng chính vì vậy, có nhiều cá nhân, tập thể đã trục lợi bằng cách chặt phá rừng trái phép để lấy gỗ, gây thiệt hại và để lại biết bao nhiêu hậu quả cho hệ sinh thái. Các loại cây quý hiếm cung cấp gỗ dần bị cạn kiệt bởi chính lòng tham và sự tàn phá của con người.
Rừng giúp điều hòa khí hậu
Rừng có chức năng quang hợp vào ban ngày, điều này làm giảm đi một lượng CO2 đáng kể trong bầu khí quyển của chúng ta, mặt khác tạo ra Oxi giúp cân bằng điều hòa không khí, giúp môi trường trong lành và mát mẻ hơn. Chính vì vậy mà mỗi lần vào rừng, bạn sẽ thấy dễ chịu hơn, không những những bóng râm của cây che nắng mà chức năng quang hợp của cây xanh giúp chúng ta được hít thở một bầu không khí sạch và tự nhiên.
Vậy nên, nếu không có rừng giúp điều hòa khí hậu, con người chúng ta phải sống trong một môi trường đầy khói bụi và ô nhiễm, mang lại bao nhiêu căn bệnh cho con người và gây tổn thất cho thiên nhiên của chúng ta.
Rừng giúp điều tiết nước
Rừng giúp điều tiết các nguồn nước, đất đai không có rừng điều tiết sẽ khô cằn, xói mòn, sạt lở, thậm chí còn gây thiên tai, lũ lụt, gây nên bao nhiêu thiệt hại nặng nề cho con người và thiên nhiên.
Rừng có vai trò điều hòa nguồn nước làm giảm dòng chảy chuyển nó vào lượng nước ngấm xuống đất và tầng nước ngầm.
Khắc phục được xói mòn đất, hạn chế lắng đọng lòng sông, lòng hồ, điều hòa được các dòng chảy của các con sông, con suối.
Rừng là nơi cư trú của động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm
Như đã nói đầu bài, rừng là một hệ sinh thái, có không khí, đất và nước khoáng. Vậy nên cũng sẽ phù hợp là nơi phát triển của các loại thực vật, tạo nên những loài thực vật quý hiếm. Rất nhiều loài động vật cũng chọn rừng là nơi sinh sống chủ yếu bởi môi trường sống và điều kiện tự nhiên thuận lợi.
Đặc biệt rừng chính là nơi cư trú cúa rất nhiều loài động vật quý hiếm như: cọp, gấu, heo rừng, báo, voi, hươu cao cổ,… Con người cũng thường xuyên vào Rừng để săn bắt các loại động vật quý hiếm này nhằm đem lại lợi nhuận riêng cho mình.
Vậy nên, nếu rừng bị tàn phá, các loài động thực vật và nguồn gen quý hiếm sẽ bị mất nơi cư trú, việc bảo vệ và tàng trữ nguồn gen sẽ khó khăn hơn.
Rừng bảo vệ và ngăn chặn gió bão, đảm bảo sức khỏe và sự sống cho con người
Rừng có vai trò rất lớn trong việc che chắn và bảo vệ thiên nhiên, che chở cho vùng đất bên trong nội địa, rừng bảo vệ đê biển, ngăn chặn thiên tai, lũ lụt và chống xói mòn. Đem lại sự sống và bình yên cho con người.
Tóm lại, rừng có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người và thiên nhiên, vậy nên tự bản thân mỗi người phải có ý thức trong việc gìn giữ và bảo vệ thiên nhiên. Kết hợp với các chính sách và biện pháp của nhà nước để bào vệ và phục hồi Rừng tốt nhất có thể.